Lỗi việt vị là gì? Cách để nhận biết lỗi việt vị trong bóng đá
Có rất nhiều lỗi trong bộ môn bóng đá, và việt vị là một lỗi các cầu thủ thường xuyên mắc phải. Những bàn thắng được ghi rất đẹp mắt nhưng lại không được công nhận vì cầu thủ ghi bàn đã việt vị. Vậy lỗi việt vị là gì? Cách để nhận biết lỗi việt vị trong bóng đá như thế nào? Cùng Vào Rồi tìm hiểu bài viết dưới đây các bạn nhé!
- Lỗi việt vị là gì?
- Luật việt vị ra đời khi nào?
- Cách xác định lỗi việt vị trong bóng đá
- Cách bẫy việt vị thành công
- Cách phá bẫy việt vị hiệu quả
- Thử nghiệm luật việt vị mới
- Các điều luật bóng đá 11 người mới nhất
- Điều luật 1: Quy định về sân thi đấu
- Điều luật 2: Quy định về bóng
- Điều luật 3: Quy định về số lượng cầu thủ tham gia thi đấu
- Điều luật 4: Quy định về trang phục thi đấu
- Điều luật 5: Quy định về tổ trọng tài
- Điều luật 6: Quy định về chức năng của trọng tài phụ
- Điều luật 7: Quy định về thời gian
- Điều luật 8: Quy định về bắt đầu trận đấu và bắt đầu lại trận đấu
- Điều luật 9: Quy định về bóng trong cuộc và bóng ngoài cuộc
- Điều luật 10: Quy định về bàn thắng hợp lệ
- Điều luật 11: Quy định về lỗi việt vị
- Điều luật 12: Quy định về lỗi và hành vi khiếm nhã
- Điều luật 13: Quy định về các quả đá phạt
- Điều luật 14: Quy định về quả phạt đền
- Điều luật thứ 15: Quy định về quả ném biên
- Điều luật 16: Quy định về quả phát bóng
- Điều luật 17: Quy định về quả phạt góc
- Lời kết
Lỗi việt vị là gì?
Lỗi việt vị là gì? Khi theo dõi các trận bóng đá, mọi người thường không phân biệt các từ việt vị, thiệt vị hay việt vị để dùng cho chính xác. Các từ trên cũng dễ bị nhầm lẫn do âm điệu của chúng khá giống nhau. Nhưng đúng theo quy định được soạn thảo trong luật thi đấu bóng đá là việt vị.
Việt vị trong tiếng anh được gọi là Offside. Nó cũng được định nghĩa trong cuốn từ điển Tiếng Việt. Nhưng nguồn gốc của từ việt vị bắt nguồn từ tiếng Hán Việt. Từ việt có nghĩa là vượt lên, vượt qua. Còn từ vị có nghĩa là vị trí, chỗ hoặc nơi. Trong bóng đá, khái niệm việt vị dùng để chỉ việc cầu thủ tấn công vượt qua khỏi vị trí cho phép đã quy định trong luật bóng đá.
Luật việt vị ra đời khi nào?
Trong cuốn luật bóng đá Laws of the Game được FIFA soạn thảo và công bố, luật thứ XI còn có tên thường gọi là luật việt vị. Qua đó, luật việt vị được đưa ra để hạn chế việc tận dụng vị trí thuận lợi của các cầu thủ đội tấn công. Vì khi cầu thủ này tìm cách đứng dưới hàng phòng ngự đội bạn để nhận bóng của đồng đội thì rất dễ có bàn thắng.
Mục đích của luật này rất hay, nó khiến cuộc chơi diễn ra liên tục và công bằng hơn. Đồng thời, phát huy tối đa tư duy trong chiến thuật, sự sáng tạo của các cầu thủ và tạo sự gay cấn trong các trận thi đấu. Đối với những người mới tham gia chơi bóng đá, không dễ dàng để làm đúng theo quy định trong luật việt vị này.
Vào cuối thế kỷ 18, khi bộ môn bóng đá bắt đầu phát triển trong các trường học ở nước Anh. Họ đã nghĩ ra lỗi việt vị để đảm bảo các trận đấu bóng đá được diễn ra một cách công bằng và fair-play. Cùng với sự phát triển của bóng đá, các luật lệ trong đó có luật việt vị cũng được chỉnh sửa và thực hiện ngày càng nghiêm ngặt hơn.
Đến thời điểm này, các quy định trong luật việt vị đã được FIFA liên tục đổi mới, cụ thể như sau:
+ Năm 1848: Luật việt vị được đưa ra dựa trên quy tắc Cambridge. Khi đó, tất cả các cầu thủ đã nắm rõ về luật việt vị, nhưng luật này quy định phải có ít nhất 4 cầu thủ của đội bạn ở phía dưới.
+ Năm 1866: Luật việt vị mới cũng dựa trên quy tắc Cambridge, nhưng đã thay đổi thành ít nhất 3 cầu thủ của đội bạn ở phía dưới.
+ Năm 1925: Luật việt vị được thay đổi thêm lần nữa, cầu thủ khi nhận bóng phải có ít nhất 2 cầu thủ của đội bạn ở phía dưới. Điều chỉnh lần này vẫn còn được áp dụng cho đến bây giờ.
+ Năm 2005: Quy định về việt vị được Liên đoàn bóng đá thế giới tiếp tục đổi mới. Cầu thủ đang ở vị trí việt vị vẫn được chạm bóng từ pha cản phá hoặc đường chuyền về có chủ đích của đội bạn mà không thổi phạt.
+ Năm 2013: Đây là lần điều chỉnh thứ 5 kể từ khi quy định về việt vị ra đời. Theo đó, khi đội bạn chuyển về cầu thủ tấn công vẫn được phép chạm bóng, miễn là không được can thiệp làm thay đổi hướng bóng của đội bạn.
Bên cạnh đó, cầu thủ sẽ bị thổi phạt nếu anh ấy đang ở vị trí việt vị cố ý cản trở đối với hậu vệ đối thủ.
Cách xác định lỗi việt vị trong bóng đá
Vào ngày 28 tháng 7 năm 2013, các sửa đổi của luật việt vị trong bóng đá được Ủy ban bóng đá quốc tế và Liên đoàn bóng đá thế giới đã thông qua. Cụ thể như sau:
– Một cầu thủ bị thổi phạt việt vị khi anh ấy chạm vào bóng hay nhận bóng từ đường chuyền của đồng đội mà đang ở dưới hai cầu thủ cuối cùng (thủ môn và một hậu vệ) của đội bạn.
– Cầu thủ đang ở vị trí việt vị nhưng không bị thổi phạt khi anh ấy không tham gia vào bất kỳ tình huống bóng nào (chạm vào bóng hay nhận bóng từ đồng đội).
– Cầu thủ đang ở vị trí việt vị bị thổi phạt ngay nếu anh ấy tham gia vào các tình huống bóng (che khuất tầm nhìn thủ môn, gây cản trở đội bạn phòng ngự). Kể cả khi đối thủ di chuyển hoặc vô tình chạm bóng bật ra.
Ngoài ra, theo quy định mới này, lỗi việt vị không tính khi cầu thủ đang ở phần sân nhà, chỉ tính khi anh ấy sang nửa phần sân của đối phương.
Trong một trận đấu đang diễn ra, trong tài biên phất cờ khi có cầu thủ phạm lỗi lỗi việt vị. Trong tài chính căn cứ vào đó sẽ thổi phạt và cho dừng trận đấu ngay lập tức.
Trọng tài biên là người phát hiện và phất cờ ra hiệu báo việt vị cho các cầu thủ đang thi đấu trên sân. Họ chạy dọc theo đường biên, dễ dàng quan sát và đưa ra quyết định phạt việt vị chính xác nhất. Khi lỗi việt vị của cầu thủ được xác định, từ vị trí việt vị đội bạn sẽ được hưởng một quả đá phạt lên.
Trong bộ môn bóng đá ngày nay, kỹ thuật chơi bóng và tốc độ của các cầu thủ đã tiến bộ rõ rệt. Do đó, các tình huống bóng diễn ra nhanh hơn, gây ra nhiều khó khăn cho các trọng tài biên trong việc theo sát và thổi phạt việt vị. Nên có không ít quyết định sai lầm ảnh hưởng đến tâm lý thi đấu của các cầu thủ.
Để khắc phục tình trạng trên, công nghệ VAR đã ra đời và hỗ trợ rất nhiều cho các trọng tài trong việc bắt việt vị cũng như các tình huống bóng nhạy cảm khác. Từ khi công nghệ này được áp dụng, các quyết định của trọng tài được chính xác hơn và các trận thi đấu cũng trở nên công bằng hơn.
Cách bẫy việt vị thành công
Bẫy việt vị là một trong những cách khá hiệu quả để hạn chế các đợt tấn công của đội bạn, được áp dụng rất bài bản trong bóng đá thời nay. Trong các tình huống đội bạn chuẩn bị chuyền dài hay đá phạt, bẫy việt vị được hàng phòng ngự giăng ra để đặt cầu thủ tấn công đội bạn rơi vào vị trí việt vị.
Khi thực hiện bẫy việt vị các cầu thủ phòng ngự phải hiểu ý nhau và phối hợp nhịp nhàng. Khi nhận thấy cầu thủ đội bạn nhấc chân lên chuẩn bị chuyển bóng hoặc sút phạt, các cầu thủ trong hàng phòng ngự đồng loạt dâng cao, để lại cầu thủ tấn công đội bạn phía dưới. Lúc này, cầu thủ ấy sẽ ở vào vị trí mà nếu tham gia nhận bóng sẽ bị trọng tài thổi phạt việt vị.
Bẫy việt vị là con dao hai lưỡi. Nếu thành công thì sẽ hóa giải được các tình huống tấn công nguy hiểm của đội bạn. Nhưng nếu thất bại thì sẽ gây ra bất lợi rất lớn. Chỉ còn một thủ môn đối mặt với cầu thủ tấn công đội bạn, nguy cơ nhận bàn thua sẽ rất lớn. Do đó, bẫy việt vị đòi hỏi các cầu thủ ở hàng phòng ngự phải tập trung cao độ, chính xác tuyệt đối khi quyết định cùng nhau dâng cao.
Cách phá bẫy việt vị hiệu quả
Trong bóng đá, không chỉ nắm rõ luật việt vị là gì, các cầu thủ còn phải biết cách làm thế nào để phá bẫy việt vị thành công. Theo đó, vị trí đứng của các cầu thủ tấn công trước khi nhận đường chuyền của đồng đội phải cao hơn vị trí của các hậu vệ đội bạn.
Phá bẫy việt vị là một trong những kỹ năng quan trọng của các cầu thủ bóng đá, đặc biệt là các cầu thủ chơi ở vị trí tiền đạo. Đòi hỏi họ phải có tốc độ và sự nhạy bén mới có thể thực hiện thành công kỹ năng này.
Khi nhận biết được đồng đội sắp chuyền bóng, cầu thủ tấn công phải bứt tốc làm sao vượt qua được hậu vệ đội bạn để đoạt lấy bóng và mở ra cơ hội dứt điểm. Bên cạnh đó, nếu trước khi nhận bóng từ đồng đội, tiền đạo hoặc cầu thủ tấn công ngay lập tức phải nhường bóng cho cầu thủ khác băng lên khi phát hiện mình đã ở trong tư thế việt vị. Điều này giúp cho đồng đội băng lên nhận bóng trong vị trí không việt vị, mở ra cơ hội ghi bàn cho đội nhà.
Để phá bẫy việt vị hiệu quả, các cầu thủ thi đấu trên sân phải nằm lòng các chiến thuật đề ra cũng như phối hợp ăn ý cùng nhau. Đặc biệt là sự hiểu ý giữa các tiền đạo và các đồng đội tuyến dưới. Sự bứt tốc cùng với sự di chuyển thông minh cũng là điều hết sức quan trọng. Các đội bóng chuyên nghiệp trên thế giới đều áp dụng những kỹ thuật trên để phá được bẫy việt vị của đối thủ.
Với sự nhạy bén trong việc di chuyển, cầu thủ tấn công sẽ thoát khỏi việc theo kèm của hậu vệ đội bạn, gây áp lực lên hàng thủ. Thế nhưng, để phá được bẫy việt vị của đối thủ giăng ra cần phải lựa chọn vị trí chính xác và khả năng bứt tốc. Các cầu thủ thường không thành công để rơi vào tư thế việt vị là do chọn vị trí chưa tốt trước khi nhận bóng, phản ứng chậm hoặc không đủ tốc độ để vượt qua cầu thủ cuối cùng của đội bạn.
Trong những trường hợp có khoảng trống lớn trước mặt, cầu thủ tấn công lại cho rằng đó là cơ hội tốt để ghi bàn thắng. Nhưng trên thực tế thì không phải như vậy, vì có khả năng đó là bẫy việt vị mà hậu vệ đội bạn đã tạo nên.
Để thực hiện thành công kỹ thuật phá bẫy việt vị, cầu thủ tấn công cần phải có những kỹ năng cần thiết. Bên cạnh đó, đồng đội cũng đóng vai trò quan trọng không kém trong việc tạo ra khoảng trống và gây áp lực lên hàng thủ đội bạn.
Thử nghiệm luật việt vị mới
Liên đoàn bóng đá thế giới FIFA đã cải cách và bắt đầu thử nghiệm luật việt vị mới. Chắc chắn các trận đấu sẽ có nhiều bàn thắng hơn nếu luật việt vị mới này được chính thức áp dụng cho mọi giải đấu.
Người đã đề xuất thay đổi luật việt vị mới đó là ông Arsene Wenger. Ông là cựu huấn luyện viên nổi tiếng của câu lạc bộ Arsenal, hiện đang giữ chức giám đốc phát triển bóng đá toàn cầu của FIFA.
Ông Wenger cho rằng nên công nhận các bàn thắng được ghi bởi cầu thủ đứng dưới đội bạn chỉ vài milimet. Ông quyết định đề xuất sửa đổi luật việt vị và được FIFA cùng IFAB chấp thuận.
Các nước sẽ được áp dụng luật việt vị mới là Thụy Điển, Ý và Hà Lan. Riêng giải U19 nữ và U21 nam ở Thụy Điển, luật việt vị mới sẽ được áp dụng ở mùa giải 2023 – 2024.
Luật việt vị mới có sự thay đổi rất lớn so với luật việt vị hiện hành. Theo đó, khi toàn bộ cơ thể của cầu thủ (tính luôn cả tay và chân) bên đội tấn công ở dưới so với cầu thủ cuối cùng của đội bạn, khi ấy mới bị phạt việt vị.
Ông Jonas Eriksson (trọng tài quốc tế người Thụy Điển) cho rằng cầu thủ đội tấn công sẽ được hưởng lợi rất nhiều nếu luật việt vị mới được áp dụng. Trận đấu sẽ có không ít bàn thắng và khán giả cũng cảm thấy hào hứng hơn.
Các điều luật bóng đá 11 người mới nhất
Những thông tin trên đã giúp bạn đọc nắm rõ về luật việt vị. Luật việt vị là một trong những điều luật có trong luật bóng đá 11 người mới nhất. Sau đây, các bạn hãy tiếp tục cùng Vao Roi TV tìm hiểu chi tiết về luật bóng đá 11 người mới nhất nhé!
Điều luật 1: Quy định về sân thi đấu
– Mặt sân:
Tùy vào quy định của từng giải đấu mà mặt sân thi đấu có thể khác nhau (cỏ tự nhiên hay cỏ nhân tạo).
Đối với các giải đấu danh tiếng cấp quốc gia hay câu lạc bộ trên thế giới, các trận đấu thường diễn ra trên sân cỏ. Sân thi đấu phải đạt chuẩn quốc tế và phải được FIFA phê duyệt.
– Ranh giới sân và các điểm đánh dấu trên mặt sân:
Sân bóng được giới hạn bởi các đường kẻ sơn trắng và được thiết kế theo hình chữ nhật. Hai đường giới hạn dài hơn được gọi là đường biên dọc, hai đường giới hạn ngắn hơn nơi có hai khung thành được gọi là đường biên ngang. Một đường kẻ thẳng chia đôi sân bóng và một hình tròn ngay chính giữa có bán kính 9,15 mét gọi là đường tròn trung tâm. Giữa hình tròn có một chấm tròn, nơi để giao bóng gọi là tâm sân.
– Các kích thước của sân bóng:
Chiều dài đường biên dọc từ 90 mét đến 120 mét. Chiều dài đường biên ngang từ 45 mét đến 90 mét. Các nét vẽ đường giới hạn phải rõ nét, bề rộng nét vẽ không quá 12 cm. Đối với các trận đấu quốc tế, đường biên dọc từ 100 mét đến 110 mét, đường biên ngang từ 64 mét đến 75 mét.
– Khu vực cấm địa
Khu vực cấm địa hay còn gọi là khu vực năm mét năm mươi, là khu vực mà thủ môn được hưởng sự ưu tiên tối đa. Vùng giới hạn của khu vực này kết hợp với đường biên ngang tạo thành hình chữ nhật bao quanh phía trước khung thành có chiều rộng 5m5.
– Khu vực 16 mét 50
Đây là khu vực hoạt động chủ yếu của thủ môn, ra khỏi khu vực này thủ môn dùng tay cản phá bóng sẽ bị phạt thẻ đỏ. Vùng giới hạn của khu vực này kết hợp với đường biên ngang tạo thành hình chữ nhật bao quanh phía trước khung thành có chiều rộng 16m5. Điểm đá phạt đền nằm bên trong khu vực này, cách chính giữa khung thành 11 mét.
– Bốn cột cờ đá phạt góc
Các cột cờ cao khoảng 1m5 được cắm thẳng đứng tại 4 góc của sân bóng. Và một phần tư hình tròn bán kính 1m được vẽ tại đây để giới hạn khu vực đặt bóng đá phạt góc.
– Khung thành
Khung thành được đặt chính giữa ở hai đường biên ngang, thường được làm bằng kim loại nhẹ. Để tránh gây chấn thương nặng cho các cầu thủ không may va chạm. Chiều dài là khoảng cách giữa hai cột dọc thường là 7m32, được tính từ mép trong của hai cột. Chiều cao là khoảng cách từ mặt sân tới mép dưới của xà ngang khoảng 2m44.
Điều luật 2: Quy định về bóng
Chất liệu của quả bóng thi đấu thường là da nhân tạo. Bóng có hình cầu và chu vi trong khoảng 60cm đến 70cm. Trọng lượng chuẩn của quả bóng thi đấu từ 410 gram đến 450 gram, áp suất của bóng được đo bằng máy đo chuyên dụng từ 600 g/cm2 đến 1100 g/cm2. Nếu trong trường hợp bóng hỏng, trọng tài chính sẽ ra hiệu thay quả bóng thi đấu khác đúng chuẩn các thông số trên.
Điều luật 3: Quy định về số lượng cầu thủ tham gia thi đấu
Cầu thủ thi đấu chính thức: Tổng cộng có 22 cầu thủ tính luôn 2 thủ môn chia đều cho cả hai đội.
Cầu thủ dự bị:
Theo quy định hiện hành của FIFA, số lượng cầu thủ dự bị có thể thay đổi tùy vào từng giải đấu. Thông thường, ở các giải đấu chuyên nghiệp, số lượng cầu thủ dự bị được đăng ký trong danh sách là 7 cầu thủ. Trong các trận thi đấu chính thức, mỗi đội bóng được phép thay người 3 lần và được thay tối đa 5 cầu thủ. Nếu trận đấu có thêm hai hiệp phụ, mỗi đội được thay thêm 1 cầu thủ nữa.
Bên cạnh đó, tại các giải đấu giao hữu hay các giải trẻ, với mục đích cọ sát, số lượng cầu thủ dự bị được phép thay vào nhiều hơn, cũng có thể được thay toàn đội hình.
Trước mỗi trận đấu, danh sách các cầu thủ dự bị sẽ được tổ trọng tài thông báo. Cầu thủ nào có tên trong danh sách dự bị mới được tham gia vào trận đấu thông qua việc thay người.
Khi thay người, các đội bóng cần tuân thủ các quy định sau:
– Phải thông báo trước cầu thủ nào cần thay với trọng tài.
– Khi cầu thủ được thay ra rời khỏi sân thì cầu thủ dự bị mới được phép vào sân.
– Cầu thủ được thay ra rồi không được thay vào nữa.
– Cầu thủ dự bị không đảm bảo trang phục thi đấu (cho áo vào quần, chưa bọc ống đồng,…) trọng tài sẽ không cho thay người.
Điều luật 4: Quy định về trang phục thi đấu
Theo quy định của FIFA, các cầu thủ cần trang bị đầy đủ: giày, áo, quần, tất và bọc ống đồng (phải có tất bao phủ hoàn toàn). Khi vào sân tham gia thi đấu, để tránh gây nguy hiểm khi va chạm, các cầu thủ không được mang trên người dây chuyền, đồng hồ hay các vật dụng cứng như nhẫn, lắc tay,…
Trang phục của thủ môn khác màu với các cầu thủ còn lại, để khi thi đấu mọi người dễ dàng phân biệt.
Điều luật 5: Quy định về tổ trọng tài
Trong một trận thi đấu, FIFA quy định tổ trọng tài chính thức có 5 thành viên. Trong đó, gồm có 2 trọng tài biên, 1 trọng tài bàn và trọng tài chính. Trọng tài chính là người có quyền hành cao nhất trên sân. Là người đưa ra quyết định cuối cùng cho mọi tình huống nhạy cảm của trận đấu.
Điều luật 6: Quy định về chức năng của trọng tài phụ
Hai trọng biên có chức năng hỗ trợ giám sát các tình huống ngoài tầm quan sát của trọng tài chính. Trong trường hợp vi phạm sát đường biên hay việt vị, trong tài biên phất cờ báo hiệu cho trọng tài chính. Trọng tài bàn có nhiệm vụ quản lý việc thay cầu thủ, kiểm soát thời gian bù giờ. Đồng thời, giám sát khu vực kỹ thuật và ban huấn luyện hai đội bóng (buộc họ không ra khỏi khu vực giới hạn chỉ đạo hoặc có hành vi không đúng với các quy tắc ứng xử trên sân).
Ngoài ra, bóng đá hiện nay còn có thêm tổ trọng tài VAR. Chức năng chính cũng là hỗ trợ trọng tài chính trong các tình huống nhạy cảm như ghi bàn, phạt đền, rút thẻ,…
Điều luật 7: Quy định về thời gian
Một trận đấu bóng đá gồm 2 hiệp đấu chính thức diễn ra trong 90 phút, thời gian mỗi hiệp đấu là 45 phút. Thời gian nghỉ giữa hai hiệp khoảng 15 phút. Cuối cùng là thời gian bù giờ khi hết 90 phút thi đấu chính thức, được tổ trọng tài điều khiển trận đấu quyết định.
Điều luật 8: Quy định về bắt đầu trận đấu và bắt đầu lại trận đấu
Trước khi trận đấu diễn ra, trọng tài chính tung đồng xu để chọn đội giao bóng, đội kia sẽ được chọn sân (ví dụ như phần sân thủ môn đội mình không bị chói nắng). Mỗi đội giao bóng một lần vào mỗi hiệp đấu chính thức hay hiệp đấu phụ. Bên cạnh đó, giao bóng được thực hiện khi có bàn thắng được ghi. Bóng được đặt ở điểm trung tâm và chỉ có cầu thủ giao bóng mới được đứng trong vòng tròn giữa sân. Bóng được giao khi đó cầu thủ mới được phép di chuyển.
Điều luật 9: Quy định về bóng trong cuộc và bóng ngoài cuộc
Bóng trong cuộc được hiểu là bóng còn đang trong sân và thời gian đang được tính. Các cầu thủ chỉ được phép chơi bóng khi bóng đang ở trong cuộc.
Bóng ngoài cuộc là khi trọng tài thổi còi cho dừng trận đấu. Lúc này, bóng đi hết đường dọc hay đường biên ngang, kể cả bóng chưa chạm đất.
Điều luật 10: Quy định về bàn thắng hợp lệ
Bàn thắng hợp lệ là bàn thắng được trọng tài công nhận. Đó là khi quả bóng nằm hoàn toàn trong khung thành, không dính vạch kẻ cầu môn. Kèm theo điều kiện không có phạm lỗi trước đó như dùng tay chơi bóng hay việt vị… Nếu cầu thủ đội nhà phản lưới, bàn thắng sẽ được tính cho đội đối thủ.
Điều luật 11: Quy định về lỗi việt vị
Khi rơi vào thế việt vị, cầu thủ đó chiếm ưu thế hơn các cầu thủ đội bạn. Các lỗi việt vị được FIFA quy định đảm bảo sự công bằng trong các trận thi đấu. Tình huống được cho là phạm lỗi việt vị là khi nhận bóng từ đường chuyền của đồng đội, cầu thủ tấn công ở dưới hay gần khung thành hơn so với cầu thủ áp chót của đội bạn. Cầu thủ tấn công không bị phạm lỗi việt vị nếu nhận bóng từ quả phạt góc, quả ném biên hay từ quả phát bóng lên của thủ môn.
Điều luật 12: Quy định về lỗi và hành vi khiếm nhã
Nếu các cầu thủ phạm lỗi hoặc có các hành vi khiếm nhã sẽ bị trọng tài chính phạt thẻ. Tùy vào mức độ phạm lỗi hay hành vi, trọng tài sẽ xử phạt thẻ vàng hay thẻ đỏ.
Các lỗi dễ dẫn đến phạt thẻ như hành vi phi thể thao, chơi bóng bằng tay, câu giờ, vào bóng thô bạo hay phản đối quyết định của trọng tài. Trong một trận thi đấu, cầu thủ bị phạt 2 thẻ vàng hay thẻ đỏ trực tiếp đều bị đuổi khỏi sân (truất quyền thi đấu).
Điều luật 13: Quy định về các quả đá phạt
Theo quy định của FIFA, đá phạt gồm có đá phạt trực tiếp và đá phạt gián tiếp. Quả đá phạt được thực hiện khi có pha phạm lỗi của cầu thủ đối phương ở ngoài vòng 16m50. Vị trí thực hiện đá phạt ngay tại vị trí phạm lỗi. Những quả đá phạt trực tiếp gần khung thành thường các cầu thủ bị phạt sẽ đứng thành hàng rào. Trọng tài đánh dấu điểm hàng rào cách điểm đá phạt khoảng 9m15. Nếu quả đá phạt gần sát vạch 16m50, hàng rào sẽ được bố trí cách điểm đá phạt khoảng 1/3 so với khoảng cách từ khung thành tới điểm đá phạt.
Đá phạt trực tiếp
Đây là tình huống cầu thủ sút phạt có thể sút thẳng vào khung thành đội bạn mà không cần chạm bất kỳ cầu thủ nào khác. Nếu bóng vào lưới mà không có phạm lỗi nào cả thì được công nhận là bàn thắng.
Đá phạt gián tiếp
Đây là tình huống khác đá phạt trực tiếp, bóng phải chạm cầu thủ khác trước khi đi vào lưới đội bạn. Nếu bóng đi thẳng vào lưới mà không chạm bất kỳ cầu thủ nào thì không được công nhận bàn thắng.
Điều luật 14: Quy định về quả phạt đền
Trường hợp đội nhà được hưởng phạt đền khi đội bạn để bóng chạm tay (trừ thủ môn), hay phạm lỗi trong khu vực 16m50. Chỉ có cầu thủ đá phạt đền và thủ môn đội bạn ở trong vòng cấm. Trước khi cầu thủ sút bóng, chân của thủ môn đội bạn không được rời vạch vôi, nếu không sẽ thực hiện lại quả đá phạt.
Điều luật thứ 15: Quy định về quả ném biên
Quả ném biên được thực hiện khi bóng đi hết đường biên dọc, để bóng được đưa vào cuộc và trận đấu tiếp tục diễn ra. Đội nhà được hưởng quả ném biên khi đội đối thủ chạm bóng đi hết biên dọc. Nếu ném biên trực tiếp vào cầu môn đội bạn, bàn thắng sẽ không được công nhận.
Điều luật 16: Quy định về quả phát bóng
Theo quy định về quả phát bóng để tiếp tục đưa bóng vào sân và bắt đầu lại trận đấu. Khi bóng chạm vào đội đối thủ đi hết đường biên ngang. Thông thường người phát bóng lên là thủ môn. Bóng được tính là hợp lệ nếu được phát lên khỏi khu vực 16m50. Bàn thắng vẫn được công nhận từ quả phát bóng nếu quả bóng không chạm bất kỳ cầu thủ nào đi thẳng vào cầu môn đội bạn.
Điều luật 17: Quy định về quả phạt góc
Đội tấn công được hưởng phạt góc khi đội phòng ngự chạm lần cuối đưa bóng đi hết đường biên dọc. Cầu thủ chỉ được sút phạt khi bóng phải nằm trong vòng cung góc. Cho đến khi bóng được đưa vào cuộc, các cầu thủ đội bạn phải đứng cách bóng tối thiểu 9m15.
Lời kết
Hy vọng bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn đọc những kiến thức bổ ích về khái niệm lỗi việt vị là gì cũng như các thông tin liên quan khác. Hãy theo dõi Vào Rồi TV để tiếp tục khám phá thêm nhiều điều thú vị xung quanh trái bóng tròn bạn nhé!
Bình Luận